Hotline hỗ trợ 24/7:

0938 824 985

 

Để làm nên những bộ đồ đồng thờ cúng bắt mắt và có linh khí, có thần hơn thì các nghệ nhân đã sử dụng 5 hình ảnh linh thú, và những biểu tượng phổ biến trong chạm khắc lư đồng thờ cúng.

Thờ cúng là tín ngưỡng văn hóa cao đẹp của người dân Việt Nam nhiều năm qua. Vì vậy mà lư đồng ngày càng đa dạng hơn với nhiều hình ảnh đầy thần khí trên những bộ lư thờ nhằm để tiếp nối nền văn hóa lành mạnh này. Từ những bộ lư truyền thống trơn truông cho đến những kiểu in nổi, in chìm, 3D hiện nay đã mang đến những sản phẩm mỹ nghệ kiệt tác. Từng con vật, từng hình ảnh biểu tượng được chạm khắc, đun đúc trên lư đồng thờ cúng đều có ý nghĩa riêng của nó.

 

>>> Tìm hiểu thêm về nghề làm đồ đồng mỹ nghệ Việt Nam  

Đúc đồng Cường Thịnh – Công đoạn làm nên đồ đồng thờ cúng

 

Lưỡng Long Chầu Nguyệt

Hình ảnh Lưỡng long chầu nguyệt được xuất phát từ Trung Hoa và được tiếp nhận tại Việt Nam từ nhiều năm qua. Rồng là một con vật linh thiêng đại diện cho sự quyền uy, sức mạnh. Chúng ta sẽ thường bắt gặp "Lưỡng long chầu nguyệt" trên các mái đình đền, chùa của Việt Nam hay Trung Hoa hiện nay. Ngoài ra rồng không chỉ là hình ảnh  của sức mạnh thần thánh mà ẩn sâu trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ của con người trong nền văn minh cổ xưa, chính vì thế mà rồng được dùng nhiều trong chạm khắc lư đồng thờ cúng. Được sử dụng khá phổ biến trong các bộ lư đồng như lư Vĩnh Tiến hay lư Đại Phát.

 

Lưỡng long chầu nguyệt trên ống nhanh Vĩnh Tiến

 

Lý Ngư Vọng Nguyệt – Cá chép trông trăng

Hình ảnh Lý Ngư Vọng Nguyệt khá phổ biến trong tranh phong thủy và ứng dụng vào chạm khắc lư đồng.

Nó toát lên hình tượng độc đáo cùng với một bố cục vô cùng ấn tượng với sự hài hòa và sáng tạo của các nghệ nhân xưa. Mang một ý nghĩa sâu sắc cùng sự minh triết (là khả năng áp dụng nhận thức, tư duy và sự hiểu biết đâu là sai hay đúng đi đôi với đánh giá về hành động) trong bức tranh này. 

Hình ảnh Cá ở đây là loại cá chép, tương truyền rằng loại cá này là đại diện cho ý thức vươn lên trong cuộc sống, có người còn nói rằng cá chép là gốc của rồng, chúng ta thường nghe thấy người xưa thương nói “cá chép hóa rồng” là vậy. 

Hạt châu trong nước nằm giữa 2 con cá cũng có ý nghĩa rất cao đẹp.
Bóng trăng đáy nước được so sánh như một hạt châu. Hình tròn hạt châu này là biểu tượng của sự hoàn thiện, viên mãn đích thực.

Phải chăng người xưa muốn gửi gắm cho chúng ta biết con người nên hướng đến CHÂN – THIỆN – MỸ thì mới duyên mãn và thanh công. Một hàm ý sâu sắc, đầy tính nhân văn chỉ được đúc kết bằng những hình ảnh vô cùng đơn giản, và gần gũi này.

 

Linh thú Kỳ Lân

Rồng và Kỳ Lân là 2 trong 4 linh thú (long – lân – quy – phụng) phổ biến nhất trong nghề mỹ nghệ đồ đồng. Kỳ Lân được miêu tả với dáng vẻ  có nét giống con hươu, mình vằn, đuôi thì giống như đuôi trâu, có một sừng trên đầu, tính rất hiền lành chỉ ăn chay ăn cỏ . Chứ nó không phải là ác thú như những bộ phim điện ảnh. Chỉ cần nơi nào có Kỳ Lân xuất hiện thì nơi đó có thánh nhân đến cứu giúp dân chúng khỏi bể khổ và lầm than. Khi xưa có câu chuyện rằng, mẹ Khổng Tử trong lúc mang thai mơ thấy Kỳ Lân xuất hiện và quỳ trước mặt bà, nhả ra một miếng ngọc bích với dòng chữ “Con nhà Thủy Tinh, nối đời suy Châu làm vua không ngôi”.

Điều đó chứng minh rằng Kỳ Lân là con vật báo điềm lành, mang phước lành đến cho gia đình. Trong lư đồng thì Lân được dùng làm đỉnh lư đồng.

 

Kỳ Lân trên đỉnh lư đào

 

Hạc khí phách và lỗi lạc như một quân tử

Ngoại trừ các loại Cá và Rồng ra thì Hạc cũng là một trong số những linh vật được nói đến nhiều nhất. Theo các sách cổ đều cho rằng hạc có đức tính như một người quân tử, không dâm - dục, trong sạch và vô cùng thuần khiết cùng với tiếng kêu thánh thót, vì vậy mà được ví như vị quân tử đầy khí phách.

Chưa hết, hình ảnh hạc khi được điêu khắc luôn đứng thẳng mình, ưỡn thân lên cao thể hiện sự thanh liêm, trung thực, ngay thẳng không gian đối xảo trá.

Thế nên hạc đồng xuất hiện trong bộ ngũ sự gia tiên, vừa thể hiện sự tôn trọng tổ tiên mà còn nói lên văn hóa của gia đình, tính cách của gia chủ.

 

Hạc đồng

 

Tam Đa Phúc – Lộc – Thọ

 

Tượng Phúc – Lộc – Thọ mà mọi người thường thấy vào ngày Tết. Ba vị tiên gia còn được gọi là Tam đa, thường không được tách rời nhau. Khi trong nhà có tương tam đa sẽ giúp cho gia đình hạnh phúc, thịnh vượng và sống lâu trăm tuổi.

Khi xưa ông Phúc là một vị quan thanh liêm tại triều đình Trung Quốc lúc bấy giờ, tên thật là Quách Tử Nghi. Sống trung thực, không làm chuyện hổ thẹn, ông có cuộc sống thanh bình được dân chúng yêu mến.

Không như ông Phúc, ông Thọ và ông Lộc là 2 vị quan tham, quan xấu. Ông Lộc tham lam nhận đúc lót, nhận chạy tội cho các quan viên khác, tiền của ông chất đầy như núi trong nhà. Nhưng mãi cho đến khi chết vẫn chẳng mấy ai thắp nhang cúng cho ông, chết không nhắm mắt ông than rằng “Lộc nhiều thì có lợi gì?”.

Ông Thọ chết lúc năm 125 tuổi, cuộc sống xa hoa háo sắc, dùng tiền mua thê thiếp. Được kể rằng năm trước lúc ông mất ông còn có 1 người thiếp 17 tuổi.

Sở dĩ Tam đa Phúc – Lộc – Thọ được đem len bàn thờ, được xem làm mang phúc mang lộc. Nhưng thật tế ý nghĩa của người Trung Hoa muốn mọi người dân thiên hạ lấy ba vị quan tại 3 triều đại khác nhau này lấy làm gương. Tránh mắc phải những sai lầm, sống cuộc sống đồi trụy, khoái lạc xa hoa phải biết quay đầu là bờ. Biết thỏa mãn vừa phải thì mới là Phúc, sống mới Thọ và Lộc mới đến.

 

Tượng Phúc - Lộc - Thọ

 

Qua những phân tích ý nghĩa trên có thể thấy được sự sáng tạo và sâu sắc của các nghệ nhân xưa trong việc vận dụng các hình ảnh đầy tính nhân văn và triết lý cho con cháu đời sau. Từ 5 hình ảnh này chắc rằng bạn đã hiểu hơn và yêu nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt chúng ta hơn.

 

Liên hệ đặt mua lư đồng thờ cúng, tượng đồng phong thủy tại Đồ đồng Cường Thịnh giá rẻ, uy tín, cam kết chất lượng sản phẩm.

Điện thoại: 0938824985 - 0978824911

Email: dongmynghecuongthinh@gmail.com

Website: //dodongcuongthinh.com

19/08/2017 10:48 PM 2589

Tin liên quan
Hotline: 0938 824 985
Chỉ đường Zalo Zalo: 0938824985 SMS: 0938 824 985

Tiết lộ 5 biểu tượng trong lư đồng thờ cúng