Hotline hỗ trợ 24/7:

0938 824 985

Đúc đồng cường thịnh - Công đoạn làm nên đồ đồng thờ cúng

Làm lư đồng trải qua nhiều công đoạn, tốn công nhất là khâu làm đất tạo khuôn.

Nghề đúc đồng truyền thống là một nghề không những mang đầy nét văn hóa của người Việt mà còn là một nghề đáng trân trọng. Để làm nên một bộ lư đồng phải tốn rất nhiều công sức, thời gian của người thợ. Dường như cho đến hiện nay cũng chẳng mấy ai để ý cách mà các nghệ nhân làm nên bộ lư đồng truyền thống đầy linh khí.

 

Những công đoạn đầu tiên

Khu đất khô thường được đặt mua từ các nơi như Đồng Nai, Bình Dương đem giã nhuyễn nhào trộn với nước cho thật dẻo mịn rồi mới vào khuôn theo hình dáng sản phẩm. Khuôn có vị trí quan trọng trong việc quyết định nên sự thành công trong đúc đồng. Phức tạp vậy nhưng đây lại là công việc nhẹ nhàng nhất trong các khâu đúc lư đồng nên thường được ưu tiên dành cho phụ nữ.

Cốt lư được đắp từ 2 lớp đất: đất cán nhuyễn trộn với tro (lớp đất đen); đất sen không pha cát trộn với vỏ trấu (lớp áo). Người thợ phải nhào thật đều tay thì khi nung mới không bị nứt vỡ.

Sau đó người thợ nhanh tay trét 2 lớp áo này vào khuôn thạch cao đã được định hình lư đồng từ trước. Khâu ráp này đòi hỏi bàn tay người thợ phải thật khéo léo, mềm dẻo tra thật đều để mặt lư được mịn.

 

Làm lớp đất trấu chịu nhiệt, chịu lực

Đất trấu gồm có 3 phần: đất cháy, đất trắng (đất sét), trấu được trộn đều với nhau. Lớp đất nhồi dẻo bít một lớp bên ngoài khuôn thạch cao nhằm bảo đảm lượng đồng khi rót vào sẽ chắc, không bị bung ra, lớp chịu lửa, chịu sức nặng của đồng.

Sau khi lớp khuôn ruột khô được tách ra khỏi khuôn thạch cao người thợ tỉ mỉ mài nhẵn. Mặt khuôn càng sắc nét thì khuôn đúc ra mới đẹp mượt mà.

Khuôn sáp là khuôn được trộn hỗn hợp với sáp ong với sắp nến. Khi khuôn đất được nung lên, lớp sáp nóng chảy theo chỗ đã định sẵn trên khuôn. Lớp khuôn này rất quan trọng bởi khuôn sáp tạo dáng như thế nào thì lư đồng thành phẩm  sẽ ra y như vậy.

 

Lư đồng truyền thống 

 

Giai đoạn làm lớp khuôn đất và các hình lân, rồng

Lớp khuôn đất ngoài cùng này còn được gọi là lớp đất cháy. Nó sẽ trực tiếp chịu sức nóng của lửa, lò nung.

Những trang trí cơ bản của lớp lư cũng được tạo hình trước trên sáp (như hình rồng, lân,…). Chúng được làm bằng khung nhựa cao su chứ không dùng bằng khung đất sét. Từng hình lân, hình rộng được làm một cách chi tiết tỉ mỉ để có được một chiếc lư hoàn chỉnh. Để hình ảnh của vật được đẹp người thợ phải dùng các cách đúc nổi, đúc chìm, bố cục chạm khắc.

 

Giai đoạn đúc đồng để tạo ra những bộ lư đẹp mắt

Sau khi phơi từ 7 đến 10 ngày để khuôn khô là đến công đoạn nấu đồng đổ vào khuôn. Dường như khâu này chỉ dành cho những người đàn ông có sức khỏe và có thâm niên trong nghề. Nhiệt độ của khung nung và đồng nóng phải cân bằng thì khi rót đồng vào mới không bị lỗi.

 

Lư vuông trái đào - lư đồng truyền thống

 

Qua đó cho thấy những mẫu lư đồng truyền thống không những giữ vẻ đẹp trang nghiêm mà còn chứa đựng tình cảm của người nghệ nhân dành cho tổ tiên, cho tín ngưỡng thờ phụng văn hóa của người Việt.

Để tiếp nối và phát triển văn hóa thờ phụng tổ tiên, hiện nay nhiều nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến hơn cho ra các bộ lư đồng đầy sắc sảo với hoa văn đa dạng như Lư đồng Vĩnh TiếnLư đồng Đại Phát.

 

 

Đồ đồng Cường Thịnh chuyên cung cấp sỉ lẻ các mặt hàng lư đồng thờ cúng, đồ đồng phong thủy uy tín, chất lượng

Điện thoại: 0938824985 - 0978824911 (facebook, zalo)

Email: dongmynghecuongthinh@gmail.com

Website: //dodongcuongthinh.com 

17/08/2017 10:33 PM 3139

Tin liên quan
Hotline: 0938 824 985
Chỉ đường Zalo Zalo: 0938824985 SMS: 0938 824 985

Đúc đồng cường thịnh - công đoạn làm nên đồ đồng thờ cúng