Hotline hỗ trợ 24/7:

0938 824 985
Quan Âm Thị Kính( Mẹ bồng con) Quan Âm Thị Kính( Mẹ bồng con) Quan Âm Thị Kính( Mẹ bồng con)
Quan Âm Thị Kính( Mẹ bồng con) Quan Âm Thị Kính( Mẹ bồng con) Quan Âm Thị Kính( Mẹ bồng con)
  • Quan Âm Thị Kính( Mẹ bồng con)
  • 1.400.000 đ
  • Mã SP: QATK
  • Lượt xem: 5969
  • Tình trạng: Hết hàng
  • Số lượng:
  • Thêm vào giỏ hàng

UY TÍNH - CHẤT LƯỢNG

CAM KẾT ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Quan Âm Thị Kính( Mẹ bồng con) 
Chất liệu: Đồng
Kích thước: Cao: 27cm, Đường kính: 9cm
Hàng cao cấp đã phủ keo chống oxi hóa, giúp cho tượng sáng lâu
 
Tóm tắt truyện “Quan Âm Thị Kính” như sau: Có một người nam tu hành qua chín kiếp gần thành Phật. Cuối cùng chỉ vì một thoáng tà tâm nên bị đầu thai xuống trần thế làm con gái tên Thị Kính. Cô gái lấy chồng là Thiện Sĩ. Bị nghi oan là muốn giết chồng. Cô trở về nhà cha mẹ. Cải trang thành người nam. Tìm đến chùa Vân xin đi tu. Được gọi là chú tiểu Kính Tâm. Trong làng có ả Thị Mầu lẳng lơ, mang thai, đổ tội cho tiểu là cha đứa trẻ. Tiểu không nhận tội, bị làng tra khảo và mọi người chê bai. Sư chùa Vân phải lãnh tiểu về. Thị Mầu sinh con đem đến bỏ cho tiểu. Tiểu nhẫn nhục nuôi trẻ. Khi tiểu qua đời mọi người mới biết tiểu là người nữ. Gia đình Thị Mầu phải lo việc tang ma. Thị Mầu xấu hổ tự tử chết. Trong đám tang Kính Tâm có sự hiện diện của cha mẹ Kính Tâm cùng chàng Thiện Sĩ và đứa trẻ con Thị Mầu. Kính Tâm siêu thăng thành Phật Quan Âm. Cha mẹ và đứa trẻ cũng được siêu thăng. Riêng Thiện Sĩ thời làm con vẹt đứng nhờ một bên.
Truyện “Quan Âm Thị Kính” đề cao các hạnh trì giới, tinh tấn và nhẫn nhục cùng cực. Ngoài ra truyện còn đề cập tới hai vấn đề là chữ “hiếu” và chữ “nhân” của người xuất gia theo đạo Phật.
Tiểu Kính Tâm tuy xuất gia nhưng lòng thương nhớ cha mẹ vẫn tràn đầy. Người xuất gia không chấm dứt tình cảm với gia đình mà chỉ nâng tình cảm đó lên một bình diện rộng lớn với một mức độ thắm thiết, sâu sắc và cao cả hơn mà thôi. Quan niệm hiếu không chỉ nhắm vào mỗi việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ bằng vật chất mà còn phải tìm mọi cách để độ cho cha mẹ thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, vì Đạo Phật là đạo giải thoát.
Kính Tâm mặc dù bị Thị Mầu vu oan, chịu khổ sở, nhưng vẫn hết lòng nuôi con Thị Mầu chu đáo, tận tình như nuôi con đẻ của chính mình. Bởi vì Đức Phật dạy người xuất gia phải có lòng từ rộng lớn, phải thương yêu tất cả mọi chúng sinh như là người mẹ thương yêu con ruột của mình.
Như vậy bà Thị Kính, tức tiểu Kính Tâm, xuất gia tu Đạo Phật đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, đồng thời lại giúp đời, cứu người. Cả hai chữ hiếu và chữ nhân đều vẹn toàn. Tinh thần Phật Giáo đã là một ngọn hải đăng chói sáng hướng dẫn cho bà Thị Kính trong hành trình vượt qua con sông mê để vươn tới bến bờ giác ngộ, để bà Thị Kính trở thành tiểu Kính Tâm và sau đó tiểu Kính Tâm trở thành Đức Phật Quan Âm. ( Sưu tầm)
Mọi chi tiết xin liên hệ: 
Website: dodongcuongthinh.com
Liên hệ: 0938824985 Cường
Sản phẩm cùng loại
Hotline: 0938 824 985
Chỉ đường Zalo Zalo: 0938824985 SMS: 0938 824 985

Quan Âm Thị Kính( Mẹ bồng con)