Hotline hỗ trợ 24/7:

0938 824 985

 

Không chỉ đơn thuần là ngày lễ Valentine Trung Hoa, đằng sau ngày Thất Tịch chứa đựng cả một chuyện tình cao đẹp, góp phần làm nên sự đa dạng văn hóa thờ cúng, nét độc đáo của dân tộc Hoa tại Việt Nam.

Mỗi năm cứ đến những ngày đầu tháng 7 âm lịch, khi bầu trời ban đêm thường có những trận mưa lất phất bất chợt xuất hiện (người Việt thường hay gọi là mưa ngâu), báo hiệu cho một ngày lễ truyền thống ca ngợi tình yêu nam nữ, một ngày lễ tôn vinh sự khéo tay của các cô gái, ngày hội cầu duyên của các nam thanh nữ tú người Hoa tại thành phố đang đến gần - đó chính là tết Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch.

Tết Thất Tịch có nhiều tên gọi khác nhau như: Khất Xảo Tiết, Thất Tỷ Đán, Xảo Tịch, … . Đây là một ngày lễ có nguồn gốc xa xưa được người Hoa đem theo đến Việt Nam trong quá trình di dân của mình.

Ngưu Lang – Chức Nữ mối duyên định sẵn

Một ngày lễ bắt nguồn từ một câu chuyện thần thoại cảm động về một đôi tình nhân đến từ hai thế giới hoàn toàn khác nhau chuyện kể rằng vào thuở xa xưa có một chàng chăn trâu nghèo hiền lành tốt bụng tên là Ngưu Lang, sau khi cha mẹ qua đời, chàng bị anh ruột chiếm hết tài sản và bị đuổi ra khỏi nhà với một con trâu già yếu và một mảnh ruộng nhỏ cằn cỗi.

Chàng không hề than vãn một lời, dẫn theo con trâu già dựng một túm lều tranh bên bờ ruộng nhỏ của mình và cần cù cày cấy trồng trọt với sự giúp đỡ của con trâu già.

Cuộc sống đầy gian khổ cứ thế trôi đi, một hôm con trâu đột nhiên cất tiếng nói với Ngưu Lang rằng hãy đến bờ hồ gần đó núp vào bụi rậm chờ, khi có 7 cô gái từ trên trời bay xuống hồ tắm thì hãy lấy bộ xiêm y của cô nhỏ tuổi nhất giấu đi.

Chàng nghe theo và đến nấp trong bụi rậm ven hồ chờ đợi, một lúc sau, quả nhiên trên trời thấp thoáng có 7 cô gái xinh đẹp bay xuống hồ nô đùa, Ngưu Lang nhân cơ hội đó đã lén lấy bộ xiêm y của cô nhỏ tuổi và xinh đẹp nhất đem giấu đi, nghe tiếng động các cô gái vội vã hóa thành những con chim bay lên trời, chỉ riêng cô út vì đã bị lấy mất bộ xiêm y nên không thể về trời được, và thế là đồng ý kết duyên với chàng Ngưu Lang.

 

Trâu đồng

 

 

“Duyên phận ý trời”

Cô tiên xinh đẹp này chính là cô gái út của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu tên là Chức Nữ, vì theo các chị xuống hồ vui đùa bị chàng phát hiện nên đã nên duyên vợ chồng.

Sau khi kết hôn, Ngưu Lang vẫn cần mẫn cày cấy trồng trọt ngoài đồng, còn Chức Nữ ở nhà chăm chỉ dệt vải để đem đi bán, cuộc sống hạnh phúc của hai người cứ như thế yên bình trôi đi, sau khi Chức Nữ hạ sinh được hai người con, Tây Vương Mẫu biết được sự tình nên đã nổi giận sai thiên binh thiên tướng bắt nàng về trời.

Ngưu Lang không thể đuổi theo được đành cùng hai con ngồi nhìn lên trời mà khóc lóc thê lương, con trâu già lại một lần nữa nói với chàng rằng hãy giết nó đi rồi lột da khoác lên người sẽ có thể bay lên trời đuổi theo Chức Nữ, chàng làm theo và quả nhiên có thể bay lên trời đuổi theo Chức Nữ.

Tây Vương Mẫu nhìn thấy sự việc này liền rút trâm cài đầu vạch xuống một cái hóa thành con sông Thiên Hà nước cuồn cuộn chảy mãi mãi ngăn cách hai người với nhau. Ngưu Lang - Chức Nữ ngồi hai bên bờ sông buồn bã khóc lóc nhớ nhung, tình cảm của hai người cuối cùng đã cảm động được Tây Vương Mẫu, bà liền sai Thái Bạch Kim Tinh truyền lệnh cho hai người 7 ngày có thể gặp nhau 1 lần, nhưng vì tuổi cao nên khi truyền lệnh của Tây Vương Mẫu, ông đã nói nhầm thành một năm gặp nhau 1 lần vào ngày mùng 7 tháng 7.

 

ùng 7/7 – Sự thật đằng sau câu chuyện ngày lễ Thất Tịch

 

 

Cảm động nhân gian, chim Ô Thước “hóa” thành cầu

Chính vì thế mà mỗi năm một lần cứ đến ngày mùng 7 tháng 7 hàng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ lại có cơ hội gặp mặt, nhưng đến ngày gặp mặt, đối diện với con sông Thiên Hà cuồn cuộn chảy trước mặt không thể nào vượt qua được, trong lúc khó khăn ấy, đột nhiên bay đến rất nhiều chim Ô Thước, đây là những con chim cảm động trước tình yêu của hai người đã bay tới dùng thân mình bắc thành cây cầu nối liền hai bờ để Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, khi đứng trên cây cầu “Ô Thước” này, hai vợ chồng đã mừng rỡ ôm nhau vui mừng đến bật khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc này đã biến thành những cơn mưa lất phất chợt đổ rào trên trần thế.

Câu chuyện thần thoại đầy ý nghĩa và cảm động này là nguồn gốc sự ra đời của ngày tết Thất Tịch truyền thống. Khác với những tập tục truyền thống lưu truyền tại Trung Hoa, người Hoa tại Việt Nam, cụ thể là người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh lại có những cách thể hiện khác mang đậm bản sắc dân tộc độc đáo của mình.

 

 

>>> Xem tiếp phần 2: Người Hoa Sài Gòn cúng gì trong ngày Thất Tịch?

Liên hệ đặt mua đồ đồng thờ cúng, tượng đồng phong thủy tại Đồ đồng Cường Thịnh giá rẻ, uy tín, cam kết chất lượng sản phẩm.

Điện thoại: 0938824985 – 0978824911 (zalo, facebook)

Email: dongmynghecuongthinh@gmail.com

Website//dodongcuongthinh.com

 

26/08/2017 12:14 PM 1125

Tin liên quan
Hotline: 0938 824 985
Chỉ đường Zalo Zalo: 0938824985 SMS: 0938 824 985

Mùng 7/7 – Sự thật đằng sau câu chuyện ngày lễ Thất Tịch